TT22.Thực phẩm dưỡng sinh: Thanh - Điều - Bổ - Phòng


Thực phẩm dưỡng sinh
Vậy còn sản phẩm mà Tiêns cung cấp ở đây là gì? Đó chính là công thức của 5000 năm cổ điển đông y Trung Quốc kết hợp với công nghệ hiện đại, là thảo dược không có phản ứng phụ, kiểm định và chứng nhận bởi giải thưởng quốc tế.
Các bạn có biết trong tương lai, nghành công nghiệp nào sẽ bùng nổ không ạ? Đó chính là nghành CN sức khoẻ. Mà nói đến sức khoẻ chúng ta phải nói đến thảo dược, nói đến thảo dược thì phải nói đến Đông Y, và nói đến Đông Y thì không thể phủ định Trung Quốc là tốt nhất. Thực ra  Ngài Lý Kim Nguyên đến gặp chính phủ Trung Quốc và mua quyển sổ vàng có ghi lại kinh nghiệm 5000 năm thảo dược đông y trung quốc và ông lập bản quyền cho nó, cái mà chúng ta có đó chính là cái lõi của ngành CNSK. Như vậy chỉ có Tiens mới sở hữu 5000 năm cổ điển đông y trung quốc. Đông y thì tốt cho sức khỏe, tây y thì tiện dụng để xài, đây là sự kết hợp hoàn hảo không phải tranh cãi.

 

NGUYÊN LÝ CỦA THỰC PHẨM DƯỠNG SINH
Thuyết thức ăn và thuốc có chung nguồn gốc:

Vào thời thượng cổ, con người phải kiếm thức ăn để sống. Trong quá trình này, con người cũng phát hiện một số thuốc. Ngoài ra, họ còn biết được rất nhiều thức ăn vừa giúp no bụng, bồi bổ cơ thể, vừa dùng làm thuốc chữa bệnh đơn giản. Một số thuốc đông y đồng thời cũng có tác dụng thực dưỡng, đến nay vẫn  được xem là thực phẩm dùng để ăn và dùng để làm thuốc. Có tài liệu ghi chép rằng 120 loại thượng phẩm là lựa chọn hàng đầu, chủ yếu là dưỡng bệnh để ứng thiên, không độc, ăn nhiều không có hại, giúp nhẹ người ích khí, sống lâu không già, gọi là thượng kinh. 125 loại trung phẩm là lựa chọn tiếp theo, chủ yếu dưỡng tính để ứng nhân, có loại có độc và xó loại không độc, ăn uống điều độ, thích hợp sẽ giúp bồi bổ cơ thể suy yếu, gọi là trung kinh. 125 loại hạ phẩm là lựa chọn cuối cùng, chủ yếu trị bệnh để ứng địa, có độc không nên ăn nhiều, loại trừ hạn nhiệt, tà khí gọi là Hạ kinh" Trong thượng phẩm có 22 loại thực phẩm như đại táo, nho, tỏi, sò biển, hạt dưa.... Trong trung phẩm có 19 loại thực phẩm thường ăn như gừng khô, rong biển, đậu đr, nhãn, bắp, cua... trong hạ phẩm cũng có 9 loại thực phẩm có thể ăn. Qua đó thấy được, vào thời thượng cổ, thức ăn và thuốc đôi lúc rất khó phân biệt rõ ràng. Đây chính là vì thức ăn và thuốc có chung nguồn gốc.
        Rất nhiều thức ắn có đặc tính tứ khi ngũ vị và cũng có thể dùng chữa bệnh. Đến nay, vẫn còn rất nhiều thức ăn được các thầy thuốc sử dụng rộng rãi như đại táo, sơn dược, đậu trắng, hạt sen, phục linh, sơn tra, gừng tươi, đậu lành, nhãn... Tương tự, cũng có rất nhiều vị thuốc đông y, được con người xem là thực phẩm như câu kỷ tử, bột thủ ô, đông trùng hạ thảo, kim ngân hoa, sâm tây dương....
          Chính vì thức ăn cũng là thuốc, thuốc cũng là thức ăn, thức ăn lại có thành phần tính vị quy kinh, hiệu quả thực dưỡng thực liệu tốt, nên các thầy thuốc xưa đã đưa công hiệu của nó ngang hàng với thuốc hoàng kỳ.
    
  Lý luận tứ khí trong thực phẩm:

            Đông y có thuyết Tứ khí - Ngũ vị và quy kinh. Thực phẩm cũng có thể dùng thuốc, dĩ nhiên cũng có lý luận  hàn (lạnh) - nhiệt (nóng) - ôn (ấm) - lương (mát), cay - ngọt - chua - đắng - mặt và quy kinh. Nắm rõ tính vị quy kinh của thức ăn có ý nghĩa quan trọng với việc vận dụng tốt thực phẩm dưỡng sinh.

           Tứ khí còn gọi là Tứ Tinh, tức tính hàn, lương, ôn, nhiệt và bình (không hàn không nhiệt) có người gọi là Ngũ tính. Biết rõ tứ tính của thực phẩm sẽ hướng dẫn rất tốt việc thực dưỡng cho con người. Đông y cho rằng, thuốc trị chứng nhiệt phần lớn đều mang tính hàn hoặc tính lương; thuốc trị chứng hàn phần lớn mang tính ôn hoặc tính nhiệt. Tương tự, thức ăn mang tính nhiệt hoặc tính ôn thích hợp cho người mắc chứng hư hàn hoặc mang tính hàn hoặc tính lương chỉ thích hợp chó người mắc chứng nhiệt hoặc dương khí quá thịnh. Hàn và lương, ôn và nhiệt phân biệt bởi sự chênh lệch mức độ; ôn thấp hơn nhiệt, lương thấp hơn hàn. Thực phẩm tính ôn và tính nhiệt thường có tác dụng ôn bổ tán hàn tráng dương; thực phẩm tính hàn và tính lương thường có công hiệu thanh nhiệt tả hỏa, tư âm sinh tân. Thực phẩm tính bình là chỉ thức ăn có tính chất khá ôn hỏa, tư âm sinh tân. Thực phẩm tính bình là chỉ thức ăn có tính chất khá ôn hòa.

        Không biết tính chất sẽ rất khó hiểu được lý luận của thực phẩm dưỡng sinh. Thức ăn chia thành hai loại thích hợp và không thích hợp với tạng phủ. Thức ăn đi vào miệng cũng như thuốc trị bệnh, hợp với tạng phủ thì có ích, tránh dược bệnh tật; sống lâu; còn không hợp thì sẽ gây hại, tức đau bệnh nhiểu. Những loại thực phẩm mang tính hàn hoặc tính lương như đậu xanh, rau cần, hồng, lê, chuối, mướp, dưa hấu, thịt vịt, ốc, kim ngân hoa... đều có tác dụng thanh nhiệt, tạo nước bọt, giải cảm, chữa khát, bổ ích cho những người mắc bệnh nhiệt hoặc dương khí quá thịnh, nội hỏa khá mạnh; ngược lại, người có thể chất hư hàn, dương khí suy thì khong nên ăn. Tương tự, thịt dê,thịt chó, thịt chim sẻ, ớt, gừng, hồi hương, sa nhân, nhục quế, hồng sâm, rượu trắng.... đều là thực phẩm tính nhiệt hoặc tính ôn, thường có công hiệu ôn trung, tán hàn, bổ dương, noãn vị.... những người sợ lạnh hoặc chứng hàn ăn vào sẽ tốt,còn  người mắc bệnh nhiệt và âm hư hỏa vượng thì không nên ăn nhiều
         Ngoài ra tính chất thực phẩm còn phải thích ứng với khí hậu bốn mùa. Tiết trời mát lạnh thì nên hạn chế dùng thực phẩm tính hàn và tính lương, tiết trời oi bức thì phải hạn chế thực phẩm tính ôn và tính nhiệt. Thực phẩm dưỡng sinh phả thay đổi theo thời tiết, đây chính là quan điểm " Người ứng với trời" trong Đông y.

Học thuyết ngũ vị trong thực phẩm


Ngũ vị chính là năm vị cay ngọt, chua, đắng, mặt trong thức ăn. Thực tế còn có vị nhạt và chát nhưng theo thói quen lại kèm vị nhạt ới vị ngọt, vị chát với vị mặt.Vị khác nhau sẽ có công hiệu và tác dụng khác nhau. Vị cay có thể tuyên tán, hành khí, thông huyết mạch thích hợp với người bị cảm hoặc phong hàn thấp tà. Vị cay có thể thúc đẩy nhu động ruột và dạ dày, tăng cường hoạt tính amylas, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu, đồng thời khứ tán phong hàn, sơ thông kinh lạc. Nếu bị cảm, phải ăn những thực phẩm có vị cay như gừng, hành, tía tô,.... để tuyên tán ngoài hàn; với người đau dạ dày, đau bụng, mắc chứng thống kính do hàn ngưng khi trệ lại phải ăn những thực phẩm vị cay như ớt, hồi hương, sa nhân, quế bì... để hành khí tán hàn giảm đau; người phong hàn thấp tê có thể uống rượu trắng cay hoặc rượu thuốc để tân tán phong hàn, ôn thông huyết mạch.
      Vị ngọt có tác dụng bổ ích cường tráng, những người khí hư, huyết hư, âm hư, dương hư và ngũ tạng hư đều có thể ăn nhiều thực phẩm vị ngọt. Vị ngọt vừa giúp khí huyết, còn có thể loại bỏ tình trạng căng cơ và giải độc, nhưng ăn quá nhiều sẽ gây béo phì, đây là nhân tố phát triển bệnh tim mạch như chứng xơ động mạch, do đó những người mắc bệnh này và bệnh tiểu đường không được ăn quá nhiều.
       Vị chua thích hợp cho những người tiêu chảy, kiết lỵ, ho và hen mạn tính, nhiều mồ hôi, đi tiểu nhiều lần, di tinh, hoạt tinh... vị chua còn giúp kiện tỳ khai vị, tăng cường chức năng gan, nâng cao tỷ lệ hấp thụ canxi và phôspho. Nhưng ăn quá nhiều chua sẽ dẫn tới rối loạn chức năng tiêu hóa.
       Vị đắng có thể thanh nhiệt lợi thấp nên thích hợp cho bệnh nhân mắc chứng nhiệt và chứng thấp.
      Vị mặt có thể nhiễn kiên, tán kết, thích hợp cho những người bệnh lao, khó tiêu, táo bón. Thức ăn có vị mặt thường là các loại hải sản và thịt

Học thuyết ngũ vị của Đông y còn bao hàm mối liên quan mật thiết giữa ngu vị và ngũ tạng. Trung ngũ vị, vị chua vào gan, vị cay vào phổi, vị đắng và tim, vị mặc vào thận, vị ngọt vào tỳ. Ngũ vị vào miệng, mỗi vị đi một hướng, kiêng một bệnh khác nhau. Bệnh gan kiêng cay, bệnh tim kiêng mặt, bệnh tỳ kiêng chua, bệnh thật kiêng ngọt, bệnh phổi kiêng đắng. Đông y cho rằng : Phổi là chủ khí, tim là chủ mạch, can là chủ gân, tỳ là chủ bắp thịt, thật là chủ xương. Ăn uống ngũ vị thích hợp sẽ có ích cho cơ thể, nếu thiến lệch một vị quá mức sẽ gây bệnh. Khi ngũ tạng phát sinh bệnh biến, cũng nên điều cỉnh ngũ vị trong chế độ ăn uống cho thích hợp. ví dụ như toan tẩu cân - chua đuổi gân ; ăn nhiều sẽ gây ra suy yếu. Hàm tẩu huyết - mặt đuổi máu, ăn nhiều sẽ tạo cơn khát. Tân tẩu khí - cay đuổi khí, ăn nhiều sẽ là tâm rỗng; Khổ tẩu cốt - Đắng đuổi xương, ăn nhiều sẽ làm nôn mửa. Cam tẩu nhục - Ngọt đuổi cơ bắp , ăn nhiều sẽ gây bức bối. Tân tẩu khí, bệnh khí đừng ăn quá nhiều đồ cay; hàn tẩu huyết, bệnh máu đừng ăn quá nhiều chất mặt; khổ tẩu cốt, bệnh xương đừng ăn quá nhiều chất đắng; câm tẩu thục, bệnh bắp thịt đừng ăn quá nhiều chất ngọt; toan tâu cân, bệnh gân đừng ăn quá nhiều chất chua. Nếu không chú ý hoặc xem trọng những nguyên tắc thực dưỡng này, có ăn cho nhiều sẽ chuốc lấy bệnh vào thân, ví dụ như ăn  mặn quá nhiều mạch máu sẽ tắc nghẽn và biến sắc, ăn đắng quá nhiều da sẽ khô và rụng lông, ăn cay quá nhiều sẽ gây căng gân và nóng khô; ăn chua qua nhiều bắp thịt sẽ chảy xệ, nhăn nhúm và khô môi; ăn ngọt quá nhiều sẽ đau xương và rụng tóc. Đây là những tổn hại do ngũ vị gây ra. có thể thấy, ngũ vị của thức ăn liên quan trực tiếp đến sức khỏe. Ngũ vị dưỡng sinh chẳng những phải kết hợp với Quy kinh và Tứ khí của thức ăn, còn phải suy xét đến việc thay đổi thời tiết, tính chất bệnh trạng và tố chất cơ thể. Lý luận Ngũ vị thực phẩm của y học truyền thống chính là căn cứ quan trọng hướng dẫn bảo vệ sức khỏe trong ăn uống. Ngũ vị điều hòa, sẽ có ích cho phủ tạng, con người sẽ khỏ mạnh;ngũ vị thất thường sẽ dẫn đế rối loạn ngũ tạng, hình thành bệnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét